Cuộc
viếng thăm được giới báo chí quốc tế mô tả là rất khó khăn, xét vì tình
hình địa phương, nhưng ĐTC đã đặt biến cố này dưới sự bảo trợ của Mẹ
Maria. Thực vậy, sáng thứ sáu 23-5-2014, ngài đã trở lại Đền Thờ Đức Bà
Cả lần thứ 8 để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và
phó thác cho Mẹ cuộc viếng thăm này.
Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014
Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Vương Quốc Giordani
AMMAN.
Trưa ngày 24-5-2014, ĐTC Phanxicô đã đến thủ đô Amman của Giordani,
chặng đầu tiên trong chuyến viếng thăm Thánh Địa trong vòng 3 ngày cho
đến hết thứ hai, 26-5 tới đây, nhân
dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng
Phụ Athenagoras của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, là vị đứng đầu
trong tất cả các vị Thượng Phụ Chính Thống giáo.
Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014
Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc: Kỷ niệm 15 năm Giám mục
Nhân kỷ niệm 15 năm trong chức Giám mục, vào lúc 6g sáng nay 20-5-2014, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc (Đức TGM) đã dâng Thánh lễ đồng tế với 12 linh mục tại Hội trường của Toà Giám mục TGP.TPHCM.
Thánh lễ được cử hành trong bầu khí ấm cúng và đơn sơ với sự hiện diện của một cộng đoàn nhỏ - là một nhóm giáo dân thường tham dự Thánh lễ hằng ngày tại đây lúc 6g sáng.
Chia sẻ Lời Chúa sau bài Phúc Âm, Đức TGM Phaolô nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đón nhận Chúa và gặp gỡ Chúa. Ngài xin mọi người cầu nguyện cho ngài được nhiệt thành như vị Thánh bổn mạng Phaolô.
Cuối Thánh lễ, đại diện cộng đoàn đã chúc mừng Đức TGM Phaolô bằng những lời tạ ơn và những đoá hoa tươi thắm. Đức TGM đã cám ơn và sau Thánh lễ, ngài chụp hình chung rồi thân ái bắt tay những người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho ngài.
(WTGP.Sài Gòn 20.05.2014)
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Salve Regina - Lạy Nữ Vương
Trong các giờ kinh nguyện, chương trình và số lượng các kinh có thể là không giống nhau. Nhưng hầu như đều được bắt đầu bằng bài hát hoặc đọc kinh Chúa Thánh Thần, dễ thuộc nhất là các kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng và Sáng Danh vì được lập đi lập lại nhiều lần. Ngoài ra còn một kinh mà người tín hữu Chúa Kitô đọc hầu như thuộc lòng là kinh Salve regina- Lạy nữ vương Mẹ nhân lành.
“Salve, Regina, Mater misericordiae, vita, dulcedo, et spes nostra, salve. ad te clamamus exsules filii Hevae, ad te suspiramus, gementes et flentes in hac lacrimarum valle. Eia, ergo, advocata nostra, illos tuos misericordes oculos ad nos converte; et Jesum, benedictum fructum ventris tui, nobis post hoc exsilium ostende. O clemens, O pia, O dulcis Virgo Maria.”
Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014
CHIA TAY BẠN KIM ANH
Hôm thứ tư 14/05/2014 Ca đoàn lại phải chia tay một bạn ca viên cực kì cựu của ca đoàn đó là bạn Kim Anh. Tham gia ca đoàn cũng gần 15 năm, bạn luôn đồng hành cùng ca đoàn trong mọi hoạt động, trên mọi công việc.
Chúng ta cũng dễ nhận ra Kim Anh đó là một người thật dễ thương, luôn vui vẻ, hòa đồng với tất cả anh chị em trong ca đoàn.
Kim Anh sẽ đến Mỹ để sống một cuộc sống mới với người chồng của mình.
Chúng ta cũng dễ nhận ra Kim Anh đó là một người thật dễ thương, luôn vui vẻ, hòa đồng với tất cả anh chị em trong ca đoàn.
Kim Anh và đoàn trưởng Phương Vũ |
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
CHIA BUỒN CÙNG GIA ĐÌNH BẠN BÍCH THU
Được tin ba của bạn Nguyễn Thị Bích Thu và Vũ Anh Tú là ông Antôn Nguyễn Quang Trung vừa qua đời vào ngày 14/05/2014 sau một thời gian dài lâm bệnh.
Ca đoàn Chúa Hài Đồng xin chia buồn cùng vợ chồng 2 bạn Tú - Thu và gia đình.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha hằng thương xót qua lời cầu cầu của Mẹ Maria và Thánh Antôn xin Thiên Chúa thương đón nhận ông Antôn nơi quê trời.
Ca đoàn Chúa Hài Đồng xin chia buồn cùng vợ chồng 2 bạn Tú - Thu và gia đình.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha hằng thương xót qua lời cầu cầu của Mẹ Maria và Thánh Antôn xin Thiên Chúa thương đón nhận ông Antôn nơi quê trời.
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
Hành hương kính Đức Mẹ Fatima - Bình Triệu trong tháng Hoa
Sáng Chúa nhật 3A PS vừa qua, sau khi phụng vụ Thánh lễ thường kỳ vào lúc 7g30, ca đoàn đã thẳng tiến đến nhà thờ Fatima Bình Triệu để hành hương và dâng lên Đức Mẹ những lời kinh Mân Côi, những tâm tình sốt mến trong lời cầu nguyện tha thiết và những khúc hát tạ ơn như những bông hoa tươi đẹp dâng kính lên Đức Mẹ trong tháng Hoa.
Tuy trời nắng gắt với nhiệt độ đo được ngoài nắng lúc 9g sáng là 36 độ C, nhưng gần hết ca viên đều rất hào hứng tham dự.
10g30, sau khi nghỉ ngơi ở quán nước mía trước nhà thờ, mọi người đã tiến vào sân sau - nơi đặt tượng Đức mẹ nhìn ra dòng sông Sài Gòn phản chiếu ánh nắng gay gắt nhưng không kém sinh động. Sân sau nhà thờ cũng là vị trí ca đoàn thường xuyên làm chỗ tụ họp cầu nguyện với Đức Mẹ: vừa không làm phiền đến những người đang cầu nguyện trong Thánh đường, và cũng có thể hưởng được chút gió từ dòng sông bên cạnh giải nhiệt.
Sau bài hát khai mạc "Kìa Ai" như một lời kêu gọi những người đang gặp khó khăn tìm về bên Mẹ để được chở che ấp ủ, kinh Lạy Nữ Vương quen thuộc giúp đưa mọi người như gần Mẹ hơn, như tâm tình hơn giống như những buổi kinh tối cùng người thân.
Các chuyến hành hương đến Fatima của ca đoàn, không thế thiếu kinh Mân Côi! Các bạn ca viên đã sốt sắng đọc 50 kinh mùa Mừng để cùng ôn lại màu nhiệm Chúa sống lại - Chúa lên trời - Chúa Thánh Linh hiện xuống - Đức Mẹ hồn xác lên trời, tuy các bạn có khi đọc không khớp nhịp với nhau vì cái nóng, vì ... 50 kinh nhiều quá! Nhưng mọi người vẫn cố gắng hoàn thành với sự chú tâm đầy thành kính.
Bài hát "Ôi Mẹ Hiền" của thầy Nguyễn Việt ngay sau kinh Mân Côi như nhắc nhớ tình thương bao la của Mẹ, cũng nhắc cho anh chị em ca viên nhớ và cầu nguyện cho thầy mỗi dịp đến Fatima.
Một nghi thức không thể thiếu trong mỗi lần hành hương là cả ca đoàn cùng thinh lặng cầu nguyện, cầu cho Giáo hội, cầu cho giáo xứ, cầu cho ca đoàn, và cầu nguyện cho mỗi anh chị em ca viên cũng như những thân nhân ân nhân của ca đoàn.
Kết lại buổi cầu nguyện là bài "Xin Vâng", ca đoàn chúng con muốn học theo gương Mẹ, vâng nghe theo Thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, để mãi là ca đoàn nhiệt huyết, trẻ trung và đơn sơ như Chúa Hài Đồng.
Đây cũng là buổi hành hương ca đoàn tổ chức sớm hơn dự định để chia tay bạn Maria Vũ Kim Anh, sẽ lên đường đoàn tụ cùng ông xã vào ngày 14/05 sắp tới. Xin Mẹ Maria luôn cầu cùng Chúa ban muôn hồng ân cho anh chị, cầu chúc anh chị luôn hạnh phúc và bình an, và luôn nhớ mãi ca đoàn Chúa Hài Đồng này nhé.
Click vào đây để nghe tiếng hát Ca đoàn Chúa Hài đồng với nhạc phẩm " Xin Vâng " tại buổi hành hương đức Mẹ Fatima 05/2014
Bài và hình ảnh : Đỗ Phúc Hải - Ca đoàn Chúa Hài Đồng
Tuy trời nắng gắt với nhiệt độ đo được ngoài nắng lúc 9g sáng là 36 độ C, nhưng gần hết ca viên đều rất hào hứng tham dự.
10g30, sau khi nghỉ ngơi ở quán nước mía trước nhà thờ, mọi người đã tiến vào sân sau - nơi đặt tượng Đức mẹ nhìn ra dòng sông Sài Gòn phản chiếu ánh nắng gay gắt nhưng không kém sinh động. Sân sau nhà thờ cũng là vị trí ca đoàn thường xuyên làm chỗ tụ họp cầu nguyện với Đức Mẹ: vừa không làm phiền đến những người đang cầu nguyện trong Thánh đường, và cũng có thể hưởng được chút gió từ dòng sông bên cạnh giải nhiệt.
Sau bài hát khai mạc "Kìa Ai" như một lời kêu gọi những người đang gặp khó khăn tìm về bên Mẹ để được chở che ấp ủ, kinh Lạy Nữ Vương quen thuộc giúp đưa mọi người như gần Mẹ hơn, như tâm tình hơn giống như những buổi kinh tối cùng người thân.
Các chuyến hành hương đến Fatima của ca đoàn, không thế thiếu kinh Mân Côi! Các bạn ca viên đã sốt sắng đọc 50 kinh mùa Mừng để cùng ôn lại màu nhiệm Chúa sống lại - Chúa lên trời - Chúa Thánh Linh hiện xuống - Đức Mẹ hồn xác lên trời, tuy các bạn có khi đọc không khớp nhịp với nhau vì cái nóng, vì ... 50 kinh nhiều quá! Nhưng mọi người vẫn cố gắng hoàn thành với sự chú tâm đầy thành kính.
Bài hát "Ôi Mẹ Hiền" của thầy Nguyễn Việt ngay sau kinh Mân Côi như nhắc nhớ tình thương bao la của Mẹ, cũng nhắc cho anh chị em ca viên nhớ và cầu nguyện cho thầy mỗi dịp đến Fatima.
Một nghi thức không thể thiếu trong mỗi lần hành hương là cả ca đoàn cùng thinh lặng cầu nguyện, cầu cho Giáo hội, cầu cho giáo xứ, cầu cho ca đoàn, và cầu nguyện cho mỗi anh chị em ca viên cũng như những thân nhân ân nhân của ca đoàn.
Kết lại buổi cầu nguyện là bài "Xin Vâng", ca đoàn chúng con muốn học theo gương Mẹ, vâng nghe theo Thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, để mãi là ca đoàn nhiệt huyết, trẻ trung và đơn sơ như Chúa Hài Đồng.
Đây cũng là buổi hành hương ca đoàn tổ chức sớm hơn dự định để chia tay bạn Maria Vũ Kim Anh, sẽ lên đường đoàn tụ cùng ông xã vào ngày 14/05 sắp tới. Xin Mẹ Maria luôn cầu cùng Chúa ban muôn hồng ân cho anh chị, cầu chúc anh chị luôn hạnh phúc và bình an, và luôn nhớ mãi ca đoàn Chúa Hài Đồng này nhé.
Click vào đây để nghe tiếng hát Ca đoàn Chúa Hài đồng với nhạc phẩm " Xin Vâng " tại buổi hành hương đức Mẹ Fatima 05/2014
Bài và hình ảnh : Đỗ Phúc Hải - Ca đoàn Chúa Hài Đồng
Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014
Đại Chủng viện Sài Gòn: Ngày Thế giới cầu cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 51
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, vậy anh em hãy xin chủ gặt sai thợ gặt ra gặt lúa về.” (Mt 9,38)
Đó là câu Thánh Kinh chủ đề cho Buổi sinh hoạt và cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, nhân ngày Thế giới cầu cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 51, được tổ chức từ 19g00 – 22g00 tối thứ Hai 5.5.2014 tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (ĐCV), số 6 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TPHCM.
Thành phần tham dự gồm có: cha Giám đốc (GĐ) Gioakim Trần Văn Hương, cha Phó Giám đốc (PGĐ) Giuse Đỗ Mạnh Hùng, quý cha giáo trong ĐCV, quý cha và thầy Dòng Tên, quý nam nữ tu sĩ của các dòng tu và tu hội, các ứng sinh và chủng sinh giáo phận Phú Cường và Sài Gòn, và các bạn trẻ đến từ các giáo xứ.
Chương trình mở đầu sôi động bằng bài hát có cử điệu “Xin cho con” của các chủng sinh dự bị Sài Gòn. Sau khi cha GĐ Gioakim thánh hóa buổi họp mặt, MC giới thiệu chương trình và giải thích ý nghĩa Logo của ngày Thế giới cầu cho Ơn Thiên Triệu năm 2014 với chủ đề: “Ơn gọi chứng tá cho Sự thật”. Chương trình được chia ra ba phần: Một là Ơn Chúa gọi. Hai là Lắng nghe tiếng Chúa. Ba là Cầu nguyện cho ơn gọi.
Trong phần một, cha PGĐ Giuse định nghĩa ơn gọi là ý muốn, là ân sủng của Thiên Chúa dành cho con người với mục đích làm cho mọi người được nên con Thiên Chúa trong Đức Kitô và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Cha Giuse đã giúp cộng đoàn hiểu biết về ơn gọi tu triều và tu dòng. Sau đó, Sr. Maria Mơ thuộc Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn, trình bày về các hoạt động của tu hội. Ngoài ba lời khấn Khó nghèo, Vâng phục và Khiết tịnh, tu hội còn lời khấn thứ tư là giúp đỡ những người nghèo. Tiếp nối chương trình, thầy Giuse Trương Văn Định, Dòng Tên, giới thiệu đôi nét lịch sử của nhà dòng. Với mục đích bảo vệ và truyền bá đức tin, dòng đã có mặt khắp nơi và hiện diện tại Việt Nam (VN) được 400 năm. Ngoài ba lời khấn thường lệ, dòng có thêm lời khấn vâng phục Đức Giáo hoàng. Phần thuyết trình của thầy được tăng phần sinh động bằng sự phụ họa của các ứng sinh Dòng Tên VN qua vũ điệu của bài hát: “Nghìn trùng biển khơi”.
Sau vài nét chấm phá về bối cảnh ơn gọi trên thế giới và ở VN giảm sút vì khuynh hướng tục hóa và lối sống hưởng thụ vật chất của xã hội, chương trình chuyển tiếp sang phần hai: Lắng nghe tiếng Chúa.
Trong phần này, Sứ điệp ngày Thế giới cầu cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 51 năm 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô được trình bày ngắn gọn giúp các bạn trẻ biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi qua các chủ chăn. Để trả lời về cảm nghiệm sống trong sự thật và chia sẻ về ước muốn dâng hiến theo lời mời gọi của Chúa, bạn Maria Nguyễn Thị Thảo cho biết con đường tiến theo Chúa có nhiều thiệt thòi nhưng cũng có nhiều an ủi, và sau khi những thử thách qua đi là ân sủng tràn đầy. Bạn Giuse Nguyễn Ngọc Phúc, một Lễ sinh, thú nhận đôi lúc sống chưa đúng sự thật, có quay cóp khi làm bài thi, nhưng sau đó đã rút kinh nghiệm khi tìm hiểu ơn gọi và cố gắng sống chứng nhân.
Kế tiếp, các bạn trẻ giáo xứ Bùi Phát bày tỏ tâm tình lắng nghe tiếng Chúa gọi qua vũ điệu sôi động: “I love Jesus”. Các chủng sinh Triết học đã diễn tả nỗi ưu tư khi theo Chúa qua một tiểu phẩm ngắn. Đoạn video clip của các chủng sinh Thần học ghi lại những sinh hoạt hằng ngày của các thầy cho thấy sự sống chung qua lời cầu nguyện, Thánh Kinh và các bí tích, sẽ xây đắp tình huynh đệ. Sr. Maria Bích Thủy dòng Phaolô giới thiệu đôi nét về đời sống tu trì với những khó khăn phát sinh bởi sự thiếu cầu nguyện, sự chủ quan và ích kỷ. Điều này có thể khắc phục qua việc lãnh nhận bí tích Thánh Thể, suy niệm và chia sẻ Lời Chúa, thay đổi thái độ để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cộng đoàn.
Để ươm những mầm non ơn gọi, không thể không kể đến vai trò quan trọng của gia đình là trường ơn gọi đầu tiên. Một đoạn video clip về giáo xứ Phong Cốc thuộc giáo phận Phú Cường, nơi có nhiều ơn gọi nhất nhì trong giáo phận, với 12 linh mục và 50 tu sĩ nam nữ, là một minh chứng cho điều này.
Buổi gặp gỡ được khép lại với phần lắng đọng cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu. Nến Phục sinh được rước đến giữa cộng đoàn tham dự. Sau phần công bố Phúc Âm theo Thánh Matthêu và lời cầu nguyện chung, những ánh sáng lung linh được thắp lên hòa với lời bài hát “Nhân loại vẫn cần”: cần người biết sống ơn gọi, làm mục tử để loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, đưa đến niềm xác tín muốn sống chứng nhân cho tình yêu Chúa: “Từ đây, hăng sau theo bước chân của Ngài, trung kiên làm chứng nhân Nước Trời, thắp lên hạnh phúc cho muôn người.”
Đó là câu Thánh Kinh chủ đề cho Buổi sinh hoạt và cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, nhân ngày Thế giới cầu cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 51, được tổ chức từ 19g00 – 22g00 tối thứ Hai 5.5.2014 tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (ĐCV), số 6 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TPHCM.
Thành phần tham dự gồm có: cha Giám đốc (GĐ) Gioakim Trần Văn Hương, cha Phó Giám đốc (PGĐ) Giuse Đỗ Mạnh Hùng, quý cha giáo trong ĐCV, quý cha và thầy Dòng Tên, quý nam nữ tu sĩ của các dòng tu và tu hội, các ứng sinh và chủng sinh giáo phận Phú Cường và Sài Gòn, và các bạn trẻ đến từ các giáo xứ.
Chương trình mở đầu sôi động bằng bài hát có cử điệu “Xin cho con” của các chủng sinh dự bị Sài Gòn. Sau khi cha GĐ Gioakim thánh hóa buổi họp mặt, MC giới thiệu chương trình và giải thích ý nghĩa Logo của ngày Thế giới cầu cho Ơn Thiên Triệu năm 2014 với chủ đề: “Ơn gọi chứng tá cho Sự thật”. Chương trình được chia ra ba phần: Một là Ơn Chúa gọi. Hai là Lắng nghe tiếng Chúa. Ba là Cầu nguyện cho ơn gọi.
Trong phần một, cha PGĐ Giuse định nghĩa ơn gọi là ý muốn, là ân sủng của Thiên Chúa dành cho con người với mục đích làm cho mọi người được nên con Thiên Chúa trong Đức Kitô và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Cha Giuse đã giúp cộng đoàn hiểu biết về ơn gọi tu triều và tu dòng. Sau đó, Sr. Maria Mơ thuộc Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn, trình bày về các hoạt động của tu hội. Ngoài ba lời khấn Khó nghèo, Vâng phục và Khiết tịnh, tu hội còn lời khấn thứ tư là giúp đỡ những người nghèo. Tiếp nối chương trình, thầy Giuse Trương Văn Định, Dòng Tên, giới thiệu đôi nét lịch sử của nhà dòng. Với mục đích bảo vệ và truyền bá đức tin, dòng đã có mặt khắp nơi và hiện diện tại Việt Nam (VN) được 400 năm. Ngoài ba lời khấn thường lệ, dòng có thêm lời khấn vâng phục Đức Giáo hoàng. Phần thuyết trình của thầy được tăng phần sinh động bằng sự phụ họa của các ứng sinh Dòng Tên VN qua vũ điệu của bài hát: “Nghìn trùng biển khơi”.
Sau vài nét chấm phá về bối cảnh ơn gọi trên thế giới và ở VN giảm sút vì khuynh hướng tục hóa và lối sống hưởng thụ vật chất của xã hội, chương trình chuyển tiếp sang phần hai: Lắng nghe tiếng Chúa.
Trong phần này, Sứ điệp ngày Thế giới cầu cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 51 năm 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô được trình bày ngắn gọn giúp các bạn trẻ biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi qua các chủ chăn. Để trả lời về cảm nghiệm sống trong sự thật và chia sẻ về ước muốn dâng hiến theo lời mời gọi của Chúa, bạn Maria Nguyễn Thị Thảo cho biết con đường tiến theo Chúa có nhiều thiệt thòi nhưng cũng có nhiều an ủi, và sau khi những thử thách qua đi là ân sủng tràn đầy. Bạn Giuse Nguyễn Ngọc Phúc, một Lễ sinh, thú nhận đôi lúc sống chưa đúng sự thật, có quay cóp khi làm bài thi, nhưng sau đó đã rút kinh nghiệm khi tìm hiểu ơn gọi và cố gắng sống chứng nhân.
Kế tiếp, các bạn trẻ giáo xứ Bùi Phát bày tỏ tâm tình lắng nghe tiếng Chúa gọi qua vũ điệu sôi động: “I love Jesus”. Các chủng sinh Triết học đã diễn tả nỗi ưu tư khi theo Chúa qua một tiểu phẩm ngắn. Đoạn video clip của các chủng sinh Thần học ghi lại những sinh hoạt hằng ngày của các thầy cho thấy sự sống chung qua lời cầu nguyện, Thánh Kinh và các bí tích, sẽ xây đắp tình huynh đệ. Sr. Maria Bích Thủy dòng Phaolô giới thiệu đôi nét về đời sống tu trì với những khó khăn phát sinh bởi sự thiếu cầu nguyện, sự chủ quan và ích kỷ. Điều này có thể khắc phục qua việc lãnh nhận bí tích Thánh Thể, suy niệm và chia sẻ Lời Chúa, thay đổi thái độ để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cộng đoàn.
Để ươm những mầm non ơn gọi, không thể không kể đến vai trò quan trọng của gia đình là trường ơn gọi đầu tiên. Một đoạn video clip về giáo xứ Phong Cốc thuộc giáo phận Phú Cường, nơi có nhiều ơn gọi nhất nhì trong giáo phận, với 12 linh mục và 50 tu sĩ nam nữ, là một minh chứng cho điều này.
Buổi gặp gỡ được khép lại với phần lắng đọng cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu. Nến Phục sinh được rước đến giữa cộng đoàn tham dự. Sau phần công bố Phúc Âm theo Thánh Matthêu và lời cầu nguyện chung, những ánh sáng lung linh được thắp lên hòa với lời bài hát “Nhân loại vẫn cần”: cần người biết sống ơn gọi, làm mục tử để loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, đưa đến niềm xác tín muốn sống chứng nhân cho tình yêu Chúa: “Từ đây, hăng sau theo bước chân của Ngài, trung kiên làm chứng nhân Nước Trời, thắp lên hạnh phúc cho muôn người.”
(WTGP.Sài Gòn 07.05.2014)
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014
Chúa Giêsu có uống rượu không?
Chúa Giêsu có uống rượu không ?
Rõ ràng Chúa Giêsu uống cũng kha khá nên có lần bị buộc tội là "tay ăn nhậu".
Chính Ngài đã có lần phàn nàn rằng: “Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: "Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi” (Lc 7,34). Chúa Giêsu bị buộc tội “ăn nhậu” là như thế đó.
Tiếng Hy Lạp dùng để chỉ người ăn nhậu là “oinopotes”, nghĩa là người uống nhiều rượu. Phần đầu của từ này là “oinos”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là rượu nho, được sử dụng nhiều lần trong Kinh Thánh.
Nhiều người nói rằng Chúa Giêsu chỉ uống nước nho ép hoặc phải là rượu nho chưa lên men. Nhưng nếu chỉ có thế thì tại sao Ngài bị buộc tội ăn nhậu? Các đoạn Kinh Thánh khác dùng từ “oinos” để chỉ rượu nho lên men chứ không phải nước nho ép.
Chẳng hạn như câu "Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai” (Mt 9,17; xem thêm Mc 2,22; Lc 5,37-38). Bầu da cũ bị nứt vì men – chất xúc tác để làm dậy men – đây là tác nhân chính làm căng và nứt bầu da cũ.
Tương tự như vậy, có câu "Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: "Rượu cũ ngon hơn."” (Lc 5,39). Ngay thời Tân Ước mà còn biết rượu sẽ ngon hơn khi ủ lâu ngày; nước nho ép mà để lâu chỉ có nước đem đi đổ.
Cựu Ước cũng bàn luận về rượu nho. Từ “rượu nho” được dịch từ tiếng Do Thái là “yayin”, rượu nho lên men. Cách dùng từ này trong những đoạn sau đây nói về rượu nho lên men:
• Phải, lòng dạ tôi như rượu ứ đầy, làm nứt vỡ các bầu da mới. (G 32,19).
• Đĩ điếm, rượu và rượu mới làm dân Ta mất trí. (Hs 4,11). Nước nho ép thì có làm ai mất trí đâu? Lưu ý rằng “rượu mới” được dịch từ tiếng Do Thái là “tiyrowsh”, cũng là từ chỉ rượu nho không lên men. Chẳng hạn, Ds 18,12: “Tất cả tinh dầu hảo hạng, mọi thứ rượu mới và lúa miến tốt nhất, tức là những của đầu mùa người ta dâng lên Đức Chúa, Ta đều ban cho ngươi.” Hoặc Đnl 14,23: “Anh em sẽ dùng trước nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ở nơi Người chọn cho Danh Người ngự, thuế thập phân lúa mì, rượu mới, dầu tươi của anh em, và những con đầu lòng trong đàn bò và đàn chiên dê của anh em, để mọi ngày anh em học cho biết kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em”. Nhưng rõ ràng ở đây không hiểu theo ý đó, nói nôm na là “rượu không độ” thì chẳng làm ai mất trí!
• Hỡi những kẻ say sưa, hãy tỉnh dậy và than khóc. Hết mọi tay bợm rượu, rú lên đi vì chẳng còn nước nho nữa: nước nho kề miệng đã bị giựt mất rồi! (Joel 1:5). Nước nho ép mà bị giựt khỏi tay bợm nhậu thì hắn cũng đâu có đếm xỉa gì! “nước nho” ở đây là dịch từ tiếng Do Thái “aciyc”, cũng là từ chỉ rượu không lên men, nhưng ý nghĩa ở đây thì cũng không muốn nói đến thứ rượu này!
Jim Blackburn
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
Rõ ràng Chúa Giêsu uống cũng kha khá nên có lần bị buộc tội là "tay ăn nhậu".
Chính Ngài đã có lần phàn nàn rằng: “Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: "Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi” (Lc 7,34). Chúa Giêsu bị buộc tội “ăn nhậu” là như thế đó.
Tiếng Hy Lạp dùng để chỉ người ăn nhậu là “oinopotes”, nghĩa là người uống nhiều rượu. Phần đầu của từ này là “oinos”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là rượu nho, được sử dụng nhiều lần trong Kinh Thánh.
Nhiều người nói rằng Chúa Giêsu chỉ uống nước nho ép hoặc phải là rượu nho chưa lên men. Nhưng nếu chỉ có thế thì tại sao Ngài bị buộc tội ăn nhậu? Các đoạn Kinh Thánh khác dùng từ “oinos” để chỉ rượu nho lên men chứ không phải nước nho ép.
Chẳng hạn như câu "Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai” (Mt 9,17; xem thêm Mc 2,22; Lc 5,37-38). Bầu da cũ bị nứt vì men – chất xúc tác để làm dậy men – đây là tác nhân chính làm căng và nứt bầu da cũ.
Tương tự như vậy, có câu "Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: "Rượu cũ ngon hơn."” (Lc 5,39). Ngay thời Tân Ước mà còn biết rượu sẽ ngon hơn khi ủ lâu ngày; nước nho ép mà để lâu chỉ có nước đem đi đổ.
Cựu Ước cũng bàn luận về rượu nho. Từ “rượu nho” được dịch từ tiếng Do Thái là “yayin”, rượu nho lên men. Cách dùng từ này trong những đoạn sau đây nói về rượu nho lên men:
• Phải, lòng dạ tôi như rượu ứ đầy, làm nứt vỡ các bầu da mới. (G 32,19).
• Đĩ điếm, rượu và rượu mới làm dân Ta mất trí. (Hs 4,11). Nước nho ép thì có làm ai mất trí đâu? Lưu ý rằng “rượu mới” được dịch từ tiếng Do Thái là “tiyrowsh”, cũng là từ chỉ rượu nho không lên men. Chẳng hạn, Ds 18,12: “Tất cả tinh dầu hảo hạng, mọi thứ rượu mới và lúa miến tốt nhất, tức là những của đầu mùa người ta dâng lên Đức Chúa, Ta đều ban cho ngươi.” Hoặc Đnl 14,23: “Anh em sẽ dùng trước nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ở nơi Người chọn cho Danh Người ngự, thuế thập phân lúa mì, rượu mới, dầu tươi của anh em, và những con đầu lòng trong đàn bò và đàn chiên dê của anh em, để mọi ngày anh em học cho biết kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em”. Nhưng rõ ràng ở đây không hiểu theo ý đó, nói nôm na là “rượu không độ” thì chẳng làm ai mất trí!
• Hỡi những kẻ say sưa, hãy tỉnh dậy và than khóc. Hết mọi tay bợm rượu, rú lên đi vì chẳng còn nước nho nữa: nước nho kề miệng đã bị giựt mất rồi! (Joel 1:5). Nước nho ép mà bị giựt khỏi tay bợm nhậu thì hắn cũng đâu có đếm xỉa gì! “nước nho” ở đây là dịch từ tiếng Do Thái “aciyc”, cũng là từ chỉ rượu không lên men, nhưng ý nghĩa ở đây thì cũng không muốn nói đến thứ rượu này!
Jim Blackburn
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
Chúc mừng Sinh nhật tháng 05/2014
Tháng 05, chúng ta hãy cùng nhau gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến 02 bạn có ngày sinh nhật trong tháng :
1. Phan Nguyễn Ngọc Trâm 06/05
2. Đoàn Hồ Gioan 07/05
Ca đoàn Chúa Hài Đồng xin chúc các bạn một sinh nhật vui vẻ, một tuổi mới mạnh khỏe và mãi mãi tươi trẻ !
Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014
Thánh GIUSE THỢ
Đời sống lao động luôn gắn liền với con người: người ta có thể làm việc chân tay và có người dùng tới trí óc. Tất cả đều là lao động.Có một thời giới thợ thuyền đã đứng lên tranh đấu để nâng cao phẩm giá và nâng cao đời sống của họ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX tại Âu Châu. Nhiều phong trào đấu tranh đã nổi dậy đòi giới chủ ông phải tăng lương và xem xét lại giờ giấc, điều kiện lao động. Giáo Hội qua các vị lãnh đạo tinh thần đã lắng nghe tiếng nói, tiếng cầu cứu của họ. Đức Thánh Cha Lêô XIII và Piô XI đã mở ra những chân trời mới trong giới lao động. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng của giới cần lao. Thế giới đã dùng ngày 01 tháng năm để mừng ngày lễ lao động.
THÁNH GIUSE LÀ AI ?
Thánh Giuse sinh tại Nagiarét, một thôn nhỏ bé và nghèo thuộc nước Do Thái. Thánh Giuse thuộc hoàng tộc vua Đavít, nhưng vì gia cảnh sau bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ lâm cảnh sa sút, nên thánh Giuse phải sống cuộc đời khó khăn, nghèo nàn với nghề thợ mộc để kiếm sống, nuôi gia đình. Thánh Giuse là một người lao động chân chính. Cuộc đời của Ngài là một chuỗi những thử thách triền miên. Tuy nhiên, Thiênn Chúa đã chọn Ngài làm bạn Đức Trinh Nữ Maria và là Cha của Chúa Giêsu Cứu Thế. Suốt đời của Ngài năm chìm bảy nổi chín long đong. Được chọn lựa làm bạn với Mẹ Maria để săn sóc Con Một Thiên Chúa và để giúp nhau sống đời tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa. Thánh Giuse đã gặp thử thách ngay khi đính hôn với Maria. Đức Trinh Nữ Maria đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần:” Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu”( Lc 1, 31). “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà…”( Lc 1, 35 ). Thánh Giuse lúc đó chưa hiểu ý Chúa, nên Ngài đã bị thử thách lớn lao. Rồi, thánh Giuse và Mẹ Maria đi về quê quán làm sổ hộ khẩu, Mẹ Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa, đã đản sinh Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem(Lc 2, 1-20 ). Như thế vẫn chưa hết, khó khăn và thử thách hầu như lúc nào cũng gắn liền với thánh Giuse: thánh Giuse đưa Mẹ Maria, Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập để tránh sự tàn bạo của Hêrôđê, rồi khi Hêrôđê băng hà, Ngài lại đưa Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu trở về Nagiarét( Mt 2, 13-23 ). Rồi tới tuổi, thánh Giuse lại đưa Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria dâng Chúa vào đền thờ: Oâng già Siméoon nói ngôn sứ về Hài Nhi( Lc 2, 22-28 ). Trong mọi biến cố, trong mọi sự chông gai khó khăn, thánh Giuse luôn can đảm, phó thác và sống hoàn toàn công chính, tin cậy tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa Giavê. Thánh Giuse đã được các thánh sử viết Tin Mừng ca ngợi là người công chính, người được ơn nghĩa với tHiên Chúa. Giáo Hội ca ngợi thánh Giuse:” Người công chính tươi tốt như cây dừa, lớn lên như cây hương nam núi Liban trồng nơi nhà Chúa trong đền thánh Người (Tv 92, 13-14 ) và ca nhập lễ, lễ thánh Giuse 19/3 đã viết:” Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan. Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa”( Lc 12, 42 ). Thánh Giuse quả thực trở thành gương mẫu cho mọi người về mọi nhân đức.
THÁNH GIUSE LÀ MẪU GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ
Đứng đầu gia đình thánh tại Nagiarét, thánh Giuse đã cần cù lao động, âm thầm thinh lặng và làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Thánh Giuse đã chấp nhận một công việc, một nghề tay chân: nghề thợ mộc. Với nghề thợ mộc, một nghề không có gì là vinh dự lắm trong xã hội Do Thái, thánh Giuse vẫn kiên trì phục vụ. Ngài làm việc với tất cả ý thức trách nhiệm của mình. Qua việc làm, qua nghề thợ mộc, thánh cả Giuse đã âm thầm chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng đang sống nhờ nghề thợ mộc của Ngài. Nơi Nagiarét, thánh Giuse đã phục vụ hết mình: mồ hôi, sự mệt nhọc và lòng hy sinh, quảng đại cố gắng của thánh Giuse đã mặc cho lao động một ý nghĩa tốt đẹp. Chúa Giêsu trong gia đình thánh nagiarét đã học nơi thánh Giuse sự cần mẫn lao động, đã học nơi Mẹ Maria sự kiên nhẫn, đơn sơ phục vụ trong những công việc gia đình hết sức tầm thường nhưng là những công việc của đời thường, là những lao công của cuộc đời con người. Khởi đi từ gia đình Nagiarét, người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, quan thầy và là Đấng bảo trợ của giới lao động. Trong một thế giới đan xen ánh sáng và bóng tối, trong một thế giới văn minh tuyệt đỉnh, lao động dù trí óc, chân tay hay kỹ thuật máy móc điện tử vẫn luôn cần thiết. Sự im lặng: nói ít, làm với hết khả năng, với óc sáng tạo luôn được đề cao, trân trọng. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của Ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin , với lòng yêu mến.
Trong năm thánh hoá gia đình, việc lao động cũng cần được mọi gia đình xem xét lại vì cuộc đời của từng con người liên kết với công ăn việc làm của mình. Gia đình có đủ ăn, đủ mặc, gia đình có bảo đảm được vật chất, kinh tế của mình, đời sống tâm linh mới tốt hơn. Thánh Giuse đã nêu gương cần lao, đã biến gia đình Nagiarét thành trường đào tạo công ăn việc làm với tất cả lòng tin yêu. Chúa Giêsu cũng đã xuất thân trong gia đình Nagiarét, đã chấp nhận một công việc và làm cho việc lao động tràn đầy ý nghĩa. Mẹ Maria cũng đã làm việc nội trợ với tất cả ý thức, với tất cả lòng tin yêu của mình. Mừng lễ thánh Giuse thợ 01 tháng 5, xin thánh cả Giuse cầu thay nguyện giúp để mọi người, mọi gia đình luôn yêu mến công việc của mình vì những công việc chân chính sẽ giúp cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa.
Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gưong Người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao phó, hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành( lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giuse thợ ).
Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)