4/18/2014 9:30:47 AM
Theo hãng tin Fox cho biết, Cuba đã thiết lập ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trở thành ngày lễ chính thức của quốc gia, sau khi khôi phục lại ngày lễ Công giáo này như một ‘ngoại lệ’ khi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm hòn đảo này vào năm 2012.
ĐTC Biển Đức XVI và chủ tịch Raul Castro, trong chuyến ĐTC Biển Đức XVI viếng thăm Cuba vào năm 2012 – ảnh: telegraph
Bộ luật Lao động mới, được thông qua bởi Quốc hội vào tháng Mười Hai, đã thiết lập ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày nghỉ ‘hàng năm,’ tờ nhật báo Granma của Đảng Cộng sản cho biết.
Quy định mới sẽ có hiệu lực vào tháng Sáu tới, trước đó Bộ Lao động và An sinh Xã hội đã ban hành một qui luật đặc biệt về việc ‘nghỉ việc’ vào ngày thứ Sáu này.
Thứ sáu Tuần Thánh là ngày Thứ sáu trước Lễ Phục Sinh (Chúa Nhật) của Kitô giáo. Ngày này tưởng niệm sự đóng đinh vào Thập giá và sự chết của Chúa Giêsu tại đồi Can-vê.
Theo quy định của Giáo Hội Công Giáo: Lễ Phục Sinh rơi vào Chúa nhật thứ nhất sau khi trăng tròn vào dịp tiết xuân phân, khi mà ngày và đêm dài bằng nhau. Theo đó thì lễ Phục Sinh có thể là bất cứ ngày nào kể từ 22/3 (sớm nhất) đến 25/4 (trễ nhất) tùy theo năm.
Vì thế, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không cố định nhưng thay đổi theo mỗi năm.
Ngày 9 tháng Tư năm 2012 là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên được Cuba tổ chức như một ngày nghỉ trong nhiều thập kỷ, theo sau một yêu cầu của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi đến Chủ tịch Raul Castro trong chuyến viếng thăm quốc đảo từ ngày 26 đến ngày 28 tháng Ba.
Vào năm 2013, chính phủ tiếp tục duy trì ngày nghỉ này nhưng không đề cập lý do để kỷ niệm Thứ Sáu Tuần Thánh.
Trong chuyến viếng thăm Cuba vào năm 1998, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã từng thuyết phục Fidel Castro thiết lập lễ Giáng Sinh như một ngày nghỉ.
Theo Wikipedia, trong một ước lượng của Pew Forum vào năm 2010 cho biết, 59,2 % dân số Cuba là Kitô hữu (chủ yếu là Công giáo La Mã), 23,0 % không xác định, 17,4 % theo tín ngưỡng dân gian (như Santeria), và 0,4 % còn lại theo các tôn giáo khác.
Công giáo La Mã là tôn giáo lớn nhất tại quốc gia này.
Sau chiến thắng ‘cách mạng Fidel Castro en’ vào năm 1959, mối quan hệ giữa thể chế ở Cuba và Giáo hội Công giáo trở nên căng thẳng, vì tình trạng trục xuất các linh mục và sự đàn áp các cử hành tôn giáo.
Chuyến thăm lịch sử của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1998, đã bắt đầu một giai đoạn mới bớt căng thẳng hơn, dưới thời của Tổng thống Raul Castro – em trai Fidel – khi các mối quan hệ được cải thiện rõ rệt.
Vào năm 2010, ông Castro đã mở ra một cuộc đối thoại chưa từng có với các giáo sĩ Công giáo dẫn đến việc trả tự do cho các tù nhân chính trị.
(VRNs, 18.04.2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét